Đọc câu chuyện cảm động về cô gái giang hồ bơ vơ trong đêm đông giao thừa gặp người phụ nữ giận chồng, ta rút tĩa được nhiều kinh nghiệm cho cuộc sống. Chúng ta có thói quen hay xem thường những gì mình có trong tầm tay, tuy đối với mình lúc đó nó có vẻ như không quan trọng. Tuy nhiên đối với một số người bất hạnh trên cuộc đời nầy thì quả thực những gì mình coi thường lại là ước mơ của họ. Đời người ngắn ngủi, hạnh phúc thì mong manh.
Bao nhiêu người xung quanh đang thèm khát những gì ta có. Tiếc thay mình lại đánh mất nó chỉ vì một cơn giận không kìm chế.
Bao nhiêu người xung quanh đang thèm khát những gì ta có. Tiếc thay mình lại đánh mất nó chỉ vì một cơn giận không kìm chế.
Giận hờn là một hình thức phiền não một loại tâm bệnh của chúng sanh, nó đột phát trong tâm điền mình khi chúng ta không tự chủ được lúc đối diện với những cảnh sắc bên ngoài. Đây là một hình thức bệnh hoạn về tâm lý. Đôi khi chúng ta hàn gắn được, đôi khi làm tan vở luôn rồi ân hận suốt cả cuộc đời.
Thông thường con người khi gặp cảnh bất hạnh, họ luôn khao khát những gì người ta có mà họ không có được. Ngược lại những người gọi là hửu hạnh có rất nhiều cái rất quý giá, họ lại đan tâm huỷ nó đi. Giận hờn chỉ là một trong những phiền não có tác dụng gây cho ta sự đau khổ. Hãy cố gắng đừng bao giờ giận hờn ai mà hãy tập sống khoan dung, cởi mở, tha thứ và chấp nhận. Hãy quán sát sâu xa về lòng từ bi, luôn luôn nghỉ rằng tha nhân chính là mình, mình là tha nhân. Đức Phật dạy cái thể xác (ngã) của chúng ta lớn lắm. Nó lớn hơn cả hư không và vũ trụ nầy gọi là pháp giới. Nếu biết cái thân ta lớn như vậy thì toàn bộ chúng sanh trên đại địa nầy đều là vật thuộc về thân, vậy có ai ngu dại gì lại giận chính mình thù nghịch chính mình và giết hại sẻo cắt ăn nuốt chính mình. Làm như vậy chỉ thiệt hại cái thân của chúng ta mà không có ích lợi gì. Đạo Phật dạy “vô ngã” là dạy cái thân nầy không phải là thân thật. Nó hình thành từ vô minh, vọng nghiệp nên chấp có thân chứ thật không phải thân. Bất cứ ai liễu ngộ được điều nầy và biết sống trong tinh thần vô ngã thì họ hạnh phúc ghê lắm. Họ có thể ung dung tự tại vì họ hiểu tất cả chỉ là giả tạm. Họ không cầu mong sở hửu một cái gì và họ là người giầu nhất vì nhận ra được cái con người thật của mình. Rất tiếc không ai thấy được điều nầy trừ phi họ chết một lần và sống lại. Đó là lý do tại sao những người chết đi sống lại hầu như 100% đều hướng về đường tu. Nhưng họ không chịu nói cái bí mật mà họ thấy được khi qua cảnh giới bên kia. Họ chỉ kể bâng quơ, mơ hồ thôi, rồi lại người sống không tin những gì người chết kể nên không bắt chước để tu theo. Rốt cuộc chúng ta lại tiếp tục cuộc sống sai lầm như đã sống. Những vị Bồ tát trên thế gian nầy sở dĩ làm được những gì chúng sanh không dám làm là vì cái thúc đảy của sự thật mà họ thấy được. Hãy cố gắng để học cái thấy của chư Phật và Bồ tát hơn là mất thì giờ giận hờn, đôi co, tranh cải trong thế giới huyển mộng nầy.
Thích Trí Như
BẠN ĐÊM GIAO THỪA
Tâm Không Vĩnh Hữu
Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau chẳng đi đến đâu, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không. Và, anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó mới níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. An h ấy luôn luôn là người nhường nhịn, làm hòa trước. Vậy mà lần này, sau cuộc kình cãi kịch liệt, lời qua tiếng lại có phần động chạm tự ái của nhau, tôi giận muốn khùng lên, bỏ đi khỏi căn nhà đang ấm cúng. Tôi bỏ đi khỏi nhà lần này nhằm vào lúc chẳng còn bao lâu nữa là bước sang năm mới, vậy mới là... giận. Vừa đi, tôi vừa nhìn chừng lại phía sau, hy vọng anh ấy sẽ đuổi theo. Nhưng không, không hề thấy anh ấy.
Tôi tức giận thêm, khóc tấm tức. Đến một ngã sáu, lèo tèo một vài người thơ thẩn, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe rú ga vù đi qua phố thênh thang, tôi đứng lại bần thần, rồi nhìn đồng hồ: 10 giờ 30 phút. An h ấy đã không tìm tôi, không màng kêu gào tôi về để cùng đón giao thừa với nhau. Bé Mi Mi của tôi chắc vẫn còn đang ngủ say. Còn anh ấy đang làm gì ở nhà? Khui mấy chai rượu Tết uống trước giải sầu ư?
Tôi băng qua đường, tiến về phía bùng binh trước một siêu thị lớn đã đóng cửa. Nơi ấy, đang có một cô gái ngồi ủ rũ một mình. Tôi đang muốn có bạn trong lúc đang rối trí, buồn phiền, để mình trút bỏ tâm sự cho nhẹ nhàng, biết đâu đầu óc sẽ sáng suốt, lòng thanh thản. Lỗi của tôi, hay của anh ấy, hay lỗi của cả hai, cần phải có một người ngoại cuộc phán xét. Cô gái ngước mắt nhìn tôi. Một cô gái mặt hoa da phấn nhợt nhạt, mắt đượm ưu buồn, tóc tai rũ rượi. Tôi ngồi xuống cạnh cô gái thật khẽ khàng. Ném mắt nhìn tôi dò xét, cô gái hỏi với giọng lạnh lùng cộc lốc:
- Muốn gì?
- Ngồi chơi. Buồn quá.
- Không có nhà, không có gia đình để về đón giao thừa à?
- Có chứ. Nhưng mới gây với ông xã, nên bỏ đi cho khuây khỏa...
- Một đi không trở lại?
- Trở lại chứ!
- Trở lại thì đừng nên bỏ đi. Mất công.
Tôi chưng hửng. Cô gái làm tôi kinh ngạc, tôi có cảm tình ngay. Nhìn ngắm cô gái từ mấy lọn tóc đến những móng chân, tôi nhỏ nhẹ:
- Chị sao ngồi đây? Sao chưa chịu về nhà?
- Không nhà cửa. Không chồng con. Không bà con dòng họ. Quê nhà thì ở xa quá, tận vùng cao heo hút. Vậy thì về đâu?
- Vậy à? Xin lỗi... chị làm gì, ở đâu?
- Nói thẳng ra là làm đĩ!
Tôi đoán không sai. Nhưng cách trả lời của cô gái sống sượng quá, phũ phàng quá, làm cho tôi lạnh mình, và cũng chạnh lòng. Tôi ngần ngại hỏi:
- Không còn chỗ nào để về ăn Tết thật sao?
- Chỗ nào? Chỉ có nhà trọ, nhà chứa, quanh năm chui nhủi bám víu vào những chỗ ấy mà sống qua ngày. Nhưng bây giờ, tiền hết thì nhà trọ đuổi, nợ nần chưa trả xong, lại thêm tàn tạ héo úa, thì nhà chứa cũng chẳng chịu chứa nữa!
- Sao người ta tệ bạc vậy? Vắt chanh bỏ vỏ à?
- Người ta ưu ái cho mấy đứa trẻ măng, mấy đứa tuổi mười tám đôi mươi thậm chí có đứa mới đôi tám. Mình địch không lại tụi nó đâu. Tụi nhỏ bây giờ đông lắm, ở khắp các vùng quê nghèo đổ về phồn hoa đô hội để tiến thân bằng cách... hiến thân!
Tiến thân bằng cách hiến thân. Những từ ngữ ấy thật lạ lẫm đối với tôi, lần đầu tiên tôi nghe được, lại được thốt lên từ một giọng mỉa mai chua chát của cô gái giang hồ, khiến cho tôi thoáng rùng mình kinh sợ, lại thấy tim mình nhoi nhói vì một nỗi xót thương cho phận gái truân chuyên giữa dòng đời bát nháo... Tôi bàng hoàng, xót xa. Cái đau đớn, tủi nhục, cùng cực của cô gái đã dập tắt những nỗi buồn nhẹ tênh, tự ái vặt vãnh trong tôi, dập tắt thật nhanh. Tôi quên đi chuyện mình vừa mới xích mích với chồng, chỉ còn biết trước mặt tôi là thân phận bèo dạt hoa trôi vô định, mang theo một ước ao bé nhỏ, nhưng không hề với tới được. Tôi sờ ngực áo, rút ra mấy tờ giấy bạc polymer còn nằm nguyên từ chiều, trao hết qua tay cô gái. Cô gái không chút vui mừng, không vồn vã cũng không tỏ vẻ bất cần, thản nhiên nhận mấy tờ bạc, chẳng thèm đếm thử xem được bao nhiêu tiền, trên ba trăm nghìn đồng chứ đâu có ít, hỏi:
- Còn chị thì sao đây?
Tôi kể sơ qua chuyện mình. Cô gái cười sằng sặc nói:
- Chị rõ khùng. Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, vớ vẩn, mà dám bỏ đi khỏi tổ ấm gia đình của mình đang đầy ắp hạnh phúc. Chị hãy biết quý trọng những gì đang có được, chứ đừng làm hao hụt, uổng!
Tôi rùng mình, tỉnh ngộ. Cô gái cười mếu máo, nói tiếp:
- Tôi cả đời cứ ước mơ có được tấm chồng, một mái ấm nghèo nát cũng được, rồi có đứa con. Vợ chồng có nhau trong đói khổ cũng vui. Hạnh phúc nhỏ nhoi, ước mơ nhỏ bé quá, mà sao cứ ở mãi trong chiêm bao mộng mị, không bao giờ nắm bắt được...
Tôi đứng dậy. Tôi phải về ngay. Cô gái vẫn tiếp tục:
- Ngay từ giây phút này đây, tôi chỉ mong ước có một điều...
Tôi khựng lại, hỏi:
- Điều gì?
Cười chua chát, cô gái thều thào:
- Ước gì trong giờ giao thừa, có một chàng ngớ ngẩn nào đó, xấu xí cũng được, đần độn cũng được, nghèo rách cũng được, nhưng miễn là thương tôi, thích tôi, chịu dìu tôi về nhà, hai đứa sẽ cùng đón giao thừa, ăn ngủ với nhau, qua ba ngày Tết thật vui vẻ, rồi chia tay nhau cũng được, mà sống luôn với nhau thì càng tốt, quá hạnh phúc cho tôi. Nhưng điều này... lại là chiêm bao!
Tôi cảm thấy như vừa bị ai đó xát muối vào ruột gan mình. Nhắm mắt lại cho nước mắt rơi ra, rồi bước thật nhanh rời khỏi nơi cô gái ngồi, tôi băng băng về nhà mình... An h ấy đã bồng bé Mi Mi đi đâu rồi. Chắc là anh ấy đang đi tìm tôi, tìm ở hướng ngược lại. Sao không chịu đi ra phố ngã sáu nhỉ? Tôi tất tả băng đi trên đường vắng ngắt, mắt dáo dác ngó xa ngó gần, tìm hình bóng thân quen của chồng con. Không thấy đâu. Đã sắp đến giờ đón giao thừa rồi. Tôi bắt đầu bước như chạy ngược trở lại phố ngã sáu có bùng binh vòng xuyến. Phố im ắng. Bùng binh trơ trọi. Cô gái đã đi rồi. Tôi ngơ ngác giữa phố khuya vào đêm cuối năm, bắt đầu tự chửi rủa mình. Chợt, từ xa một chiếc xích lô đang chở khách phóng lại. Xích lô thắng kít một bên tôi. Tôi trố mắt nhìn lên, nhận ra người ngồi trên xe là... cô gái khi nãy. Cô gái vui vẻ ra mặt, giọng cất lên cũng đầy sinh khí hỏi:
- Sao chưa chịu về nhà mà còn đứng sớ rớ ở đây nữa hả “bà”?
Tôi ngạc nhiên nhìn cô gái, rồi nhìn anh xích lô nói:
- Về rồi, nhưng anh ấy bồng con đi đâu mất tiêu...
- Đi tìm chị chứ đi đâu. Mới thấy một ông bồng con đi lên đi xuống hớt hơ hớt hải ở dưới dốc kia kìa, chắc là anh ấy rồi. Về lẹ đi. Lẹ đi!
Tôi mừng quá, định bước đi, nhưng chợt nhớ lại hỏi:
- Chị bây giờ định đi đâu?
- Đi về nhà ảnh, đón giao thừa với ảnh!
Tôi nhìn anh xích lô bằng ánh mắt nghi ngại, nói tỉnh:
- Coi chừng vợ người ta đánh ghen thì… mất ăn Tết đó!
An h xích lô cười ha hả vang rền cả trời khuya vắng, nói giọng oang oang:
- Đừng lo. Tôi độc thân, chưa có vợ con gì, cũng chẳng có nhà cửa, cũng là dân bụi sống rày đây mai đó thôi!
- Vậy bây giờ anh chở chị ấy đi đâu?
- Về vỉa hè, về tổ ấm tạm bợ của tôi. Đón giao thừa hai đứa, ăn Tết một cặp một đôi, thì chắc là vui hơn một mình sô-lô rồi!
Cô gái cười hồn nhiên, nheo mắt với tôi, nói rổn rảng:
- Ước gì được nấy rồi, còn gì sướng bằng? Thôi, đi nghen, chị về lẹ đi! Của báu ở ngay trong nhà mà không biết giữ!
Tôi ngẩn người ra đứng đó. “Của báu trong nhà”ø. Tôi chợt nhớ đến câu kệ “Gia trung hữu bảo hưu tầm mích; Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (của báu trong nhà thôi tìm kiếm, đối cảnh vô tâm hỏi chi thiền), mà đầu óc sáng bừng lên. Chiếc xích lô lăn bánh đi, chở theo một người bạn mới quen của tôi chạy về một nơi chốn nào đó thật mơ hồ. Nhưng có điều không mơ hồ chút nào, thấy rất rõ, là niềm hân hoan hớn hở đang tràn đầy và sáng rực trên nét mặt của cô gái giang hồ, và cả anh chàng đạp xích lô đen đủi xấu xí. Tôi đứng dõi mắt trông theo, thầm cầu chúc cho họ tận hưởng được không chỉ là giờ phút, hay ngày tháng, mà là những năm thật sự hạnh phúc, cho dù là hạnh phúc đơn sơ nhỏ bé.
Chiếc xích lô khuất hẳn sau khúc quanh. Tôi trở về với chính mình. Và, tôi đi như chạy bằng đôi chân hỏng đất về hướng con dốc chạy xuống chợ. Chưa bao giờ tôi thèm khát nhào đến ôm chầm lấy chồng và con mình như trong giây phút này...
Tâm Không Vĩnh Hữu
Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau chẳng đi đến đâu, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không. Và, anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó mới níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. An h ấy luôn luôn là người nhường nhịn, làm hòa trước. Vậy mà lần này, sau cuộc kình cãi kịch liệt, lời qua tiếng lại có phần động chạm tự ái của nhau, tôi giận muốn khùng lên, bỏ đi khỏi căn nhà đang ấm cúng. Tôi bỏ đi khỏi nhà lần này nhằm vào lúc chẳng còn bao lâu nữa là bước sang năm mới, vậy mới là... giận. Vừa đi, tôi vừa nhìn chừng lại phía sau, hy vọng anh ấy sẽ đuổi theo. Nhưng không, không hề thấy anh ấy.
Tôi tức giận thêm, khóc tấm tức. Đến một ngã sáu, lèo tèo một vài người thơ thẩn, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe rú ga vù đi qua phố thênh thang, tôi đứng lại bần thần, rồi nhìn đồng hồ: 10 giờ 30 phút. An h ấy đã không tìm tôi, không màng kêu gào tôi về để cùng đón giao thừa với nhau. Bé Mi Mi của tôi chắc vẫn còn đang ngủ say. Còn anh ấy đang làm gì ở nhà? Khui mấy chai rượu Tết uống trước giải sầu ư?
Tôi băng qua đường, tiến về phía bùng binh trước một siêu thị lớn đã đóng cửa. Nơi ấy, đang có một cô gái ngồi ủ rũ một mình. Tôi đang muốn có bạn trong lúc đang rối trí, buồn phiền, để mình trút bỏ tâm sự cho nhẹ nhàng, biết đâu đầu óc sẽ sáng suốt, lòng thanh thản. Lỗi của tôi, hay của anh ấy, hay lỗi của cả hai, cần phải có một người ngoại cuộc phán xét. Cô gái ngước mắt nhìn tôi. Một cô gái mặt hoa da phấn nhợt nhạt, mắt đượm ưu buồn, tóc tai rũ rượi. Tôi ngồi xuống cạnh cô gái thật khẽ khàng. Ném mắt nhìn tôi dò xét, cô gái hỏi với giọng lạnh lùng cộc lốc:
- Muốn gì?
- Ngồi chơi. Buồn quá.
- Không có nhà, không có gia đình để về đón giao thừa à?
- Có chứ. Nhưng mới gây với ông xã, nên bỏ đi cho khuây khỏa...
- Một đi không trở lại?
- Trở lại chứ!
- Trở lại thì đừng nên bỏ đi. Mất công.
Tôi chưng hửng. Cô gái làm tôi kinh ngạc, tôi có cảm tình ngay. Nhìn ngắm cô gái từ mấy lọn tóc đến những móng chân, tôi nhỏ nhẹ:
- Chị sao ngồi đây? Sao chưa chịu về nhà?
- Không nhà cửa. Không chồng con. Không bà con dòng họ. Quê nhà thì ở xa quá, tận vùng cao heo hút. Vậy thì về đâu?
- Vậy à? Xin lỗi... chị làm gì, ở đâu?
- Nói thẳng ra là làm đĩ!
Tôi đoán không sai. Nhưng cách trả lời của cô gái sống sượng quá, phũ phàng quá, làm cho tôi lạnh mình, và cũng chạnh lòng. Tôi ngần ngại hỏi:
- Không còn chỗ nào để về ăn Tết thật sao?
- Chỗ nào? Chỉ có nhà trọ, nhà chứa, quanh năm chui nhủi bám víu vào những chỗ ấy mà sống qua ngày. Nhưng bây giờ, tiền hết thì nhà trọ đuổi, nợ nần chưa trả xong, lại thêm tàn tạ héo úa, thì nhà chứa cũng chẳng chịu chứa nữa!
- Sao người ta tệ bạc vậy? Vắt chanh bỏ vỏ à?
- Người ta ưu ái cho mấy đứa trẻ măng, mấy đứa tuổi mười tám đôi mươi thậm chí có đứa mới đôi tám. Mình địch không lại tụi nó đâu. Tụi nhỏ bây giờ đông lắm, ở khắp các vùng quê nghèo đổ về phồn hoa đô hội để tiến thân bằng cách... hiến thân!
Tiến thân bằng cách hiến thân. Những từ ngữ ấy thật lạ lẫm đối với tôi, lần đầu tiên tôi nghe được, lại được thốt lên từ một giọng mỉa mai chua chát của cô gái giang hồ, khiến cho tôi thoáng rùng mình kinh sợ, lại thấy tim mình nhoi nhói vì một nỗi xót thương cho phận gái truân chuyên giữa dòng đời bát nháo... Tôi bàng hoàng, xót xa. Cái đau đớn, tủi nhục, cùng cực của cô gái đã dập tắt những nỗi buồn nhẹ tênh, tự ái vặt vãnh trong tôi, dập tắt thật nhanh. Tôi quên đi chuyện mình vừa mới xích mích với chồng, chỉ còn biết trước mặt tôi là thân phận bèo dạt hoa trôi vô định, mang theo một ước ao bé nhỏ, nhưng không hề với tới được. Tôi sờ ngực áo, rút ra mấy tờ giấy bạc polymer còn nằm nguyên từ chiều, trao hết qua tay cô gái. Cô gái không chút vui mừng, không vồn vã cũng không tỏ vẻ bất cần, thản nhiên nhận mấy tờ bạc, chẳng thèm đếm thử xem được bao nhiêu tiền, trên ba trăm nghìn đồng chứ đâu có ít, hỏi:
- Còn chị thì sao đây?
Tôi kể sơ qua chuyện mình. Cô gái cười sằng sặc nói:
- Chị rõ khùng. Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, vớ vẩn, mà dám bỏ đi khỏi tổ ấm gia đình của mình đang đầy ắp hạnh phúc. Chị hãy biết quý trọng những gì đang có được, chứ đừng làm hao hụt, uổng!
Tôi rùng mình, tỉnh ngộ. Cô gái cười mếu máo, nói tiếp:
- Tôi cả đời cứ ước mơ có được tấm chồng, một mái ấm nghèo nát cũng được, rồi có đứa con. Vợ chồng có nhau trong đói khổ cũng vui. Hạnh phúc nhỏ nhoi, ước mơ nhỏ bé quá, mà sao cứ ở mãi trong chiêm bao mộng mị, không bao giờ nắm bắt được...
Tôi đứng dậy. Tôi phải về ngay. Cô gái vẫn tiếp tục:
- Ngay từ giây phút này đây, tôi chỉ mong ước có một điều...
Tôi khựng lại, hỏi:
- Điều gì?
Cười chua chát, cô gái thều thào:
- Ước gì trong giờ giao thừa, có một chàng ngớ ngẩn nào đó, xấu xí cũng được, đần độn cũng được, nghèo rách cũng được, nhưng miễn là thương tôi, thích tôi, chịu dìu tôi về nhà, hai đứa sẽ cùng đón giao thừa, ăn ngủ với nhau, qua ba ngày Tết thật vui vẻ, rồi chia tay nhau cũng được, mà sống luôn với nhau thì càng tốt, quá hạnh phúc cho tôi. Nhưng điều này... lại là chiêm bao!
Tôi cảm thấy như vừa bị ai đó xát muối vào ruột gan mình. Nhắm mắt lại cho nước mắt rơi ra, rồi bước thật nhanh rời khỏi nơi cô gái ngồi, tôi băng băng về nhà mình... An h ấy đã bồng bé Mi Mi đi đâu rồi. Chắc là anh ấy đang đi tìm tôi, tìm ở hướng ngược lại. Sao không chịu đi ra phố ngã sáu nhỉ? Tôi tất tả băng đi trên đường vắng ngắt, mắt dáo dác ngó xa ngó gần, tìm hình bóng thân quen của chồng con. Không thấy đâu. Đã sắp đến giờ đón giao thừa rồi. Tôi bắt đầu bước như chạy ngược trở lại phố ngã sáu có bùng binh vòng xuyến. Phố im ắng. Bùng binh trơ trọi. Cô gái đã đi rồi. Tôi ngơ ngác giữa phố khuya vào đêm cuối năm, bắt đầu tự chửi rủa mình. Chợt, từ xa một chiếc xích lô đang chở khách phóng lại. Xích lô thắng kít một bên tôi. Tôi trố mắt nhìn lên, nhận ra người ngồi trên xe là... cô gái khi nãy. Cô gái vui vẻ ra mặt, giọng cất lên cũng đầy sinh khí hỏi:
- Sao chưa chịu về nhà mà còn đứng sớ rớ ở đây nữa hả “bà”?
Tôi ngạc nhiên nhìn cô gái, rồi nhìn anh xích lô nói:
- Về rồi, nhưng anh ấy bồng con đi đâu mất tiêu...
- Đi tìm chị chứ đi đâu. Mới thấy một ông bồng con đi lên đi xuống hớt hơ hớt hải ở dưới dốc kia kìa, chắc là anh ấy rồi. Về lẹ đi. Lẹ đi!
Tôi mừng quá, định bước đi, nhưng chợt nhớ lại hỏi:
- Chị bây giờ định đi đâu?
- Đi về nhà ảnh, đón giao thừa với ảnh!
Tôi nhìn anh xích lô bằng ánh mắt nghi ngại, nói tỉnh:
- Coi chừng vợ người ta đánh ghen thì… mất ăn Tết đó!
An h xích lô cười ha hả vang rền cả trời khuya vắng, nói giọng oang oang:
- Đừng lo. Tôi độc thân, chưa có vợ con gì, cũng chẳng có nhà cửa, cũng là dân bụi sống rày đây mai đó thôi!
- Vậy bây giờ anh chở chị ấy đi đâu?
- Về vỉa hè, về tổ ấm tạm bợ của tôi. Đón giao thừa hai đứa, ăn Tết một cặp một đôi, thì chắc là vui hơn một mình sô-lô rồi!
Cô gái cười hồn nhiên, nheo mắt với tôi, nói rổn rảng:
- Ước gì được nấy rồi, còn gì sướng bằng? Thôi, đi nghen, chị về lẹ đi! Của báu ở ngay trong nhà mà không biết giữ!
Tôi ngẩn người ra đứng đó. “Của báu trong nhà”ø. Tôi chợt nhớ đến câu kệ “Gia trung hữu bảo hưu tầm mích; Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (của báu trong nhà thôi tìm kiếm, đối cảnh vô tâm hỏi chi thiền), mà đầu óc sáng bừng lên. Chiếc xích lô lăn bánh đi, chở theo một người bạn mới quen của tôi chạy về một nơi chốn nào đó thật mơ hồ. Nhưng có điều không mơ hồ chút nào, thấy rất rõ, là niềm hân hoan hớn hở đang tràn đầy và sáng rực trên nét mặt của cô gái giang hồ, và cả anh chàng đạp xích lô đen đủi xấu xí. Tôi đứng dõi mắt trông theo, thầm cầu chúc cho họ tận hưởng được không chỉ là giờ phút, hay ngày tháng, mà là những năm thật sự hạnh phúc, cho dù là hạnh phúc đơn sơ nhỏ bé.
Chiếc xích lô khuất hẳn sau khúc quanh. Tôi trở về với chính mình. Và, tôi đi như chạy bằng đôi chân hỏng đất về hướng con dốc chạy xuống chợ. Chưa bao giờ tôi thèm khát nhào đến ôm chầm lấy chồng và con mình như trong giây phút này...
No comments:
Post a Comment